1 tỷ người hút thuốc, 7 triệu người trên thế giới chết yểu mỗi năm

Clip Đại diện Thanh niên các nước châu Á- Thái Bình Dương cam kết Chọn Tuổi trẻ, chứ không chọn thuốc lá

Hội nghị châu Á Thái Bình Dương về Thuốc lá hay Sức khỏe (APACT 12) diễn ra từ ngày 13-15/9 năm nay tại Baili, Indonesia. Chủ đề năm nay là “Kiểm soát Thuốc lá vì các mục tiêu phát triển bền vững: Đảm bảo một thế hệ khỏe mạnh”.

Hội nghị thu hút khoảng 900 đại biểu từ 30 nước tới tham dự nhằm đưa ra các chiến lược sẽ thực thi để kiểm soát thuốc lá và tác động tại châu Á Thái Bình Dương, trong khuôn khổ các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) và ưu tiên vì lợi ích của giới trẻ.

Chủ tịch APACT 12 Arifin Panigoro mở màn phiên khai mạc APACT12

Phiên khai mạc diễn ra vào sáng 13/9 với các diễn giả: Chủ tịch APACT 12 Arifin Panigoro, Bộ trưởng Y tế Indonesia Nila Moeloek, …. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) TS. Tedros Adhanom Ghebreysus đã gửi thông điệp hy vọng thông qua APACT lần này, chính phủ các nước sẽ thực thi tăng thuế thuốc lá để giảm tỷ lệ người hút thuốc, tạo ra một thế hệ thanh thiếu niên khỏe mạnh.

Indonesia: Thuốc lá rẻ hơn nước uống, 1/3 trẻ em dưới 13 tuổi tập hút thuốc

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia- Bambang Brodjonegoro cho biết: “Ngoài đạt Mục tiêu SDG 3, kiểm soát thuốc lá còn mang lại hiệu ứng cấp số nhân giúp đạt được cả 17 mục tiêu phát triển bền vững. “Cần phải có sự hỗ trợ đa ngành để tạo ra sự can thiệp hiệu quả trong kiểm soát thuốc lá”.

Bà Nila Moeloek, Bộ trưởng Y tế Indonesia phát biểu tại lễ khai mạc APACT 12

Còn trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Y tế Indonesia cho biết: “Nỗ lực giảm tiêu thụ và phơi nhiễm khói thuốc liên quan tới nhiều khía cạnh. Là hàng hóa, thuốc lá có mối tương quan kinh tế-xã hội. Làn sóng hút thuốc còn liên quan tới các vấn đề như quảng cáo, mối quan hệ với những người nông dân trồng thuốc lá, nhân quyền và quyền bảo vệ trẻ em”, bà Moeloek cho biết. Ở Indonesia, thuốc lá rẻ hơn cả nước uống, trẻ con có thể mua thuốc lá dễ dàng ở các trường học. Hơn 32% học sinh ở Indonesia tập hút thuốc khi chưa tròn 13 tuổi. Trẻ em cũng bị ảnh hưởng bởi khói thuốc từ cha mẹ và người lớn xung quanh. Khảo sát năm 2016 cho thấy trong số 87 triệu trẻ em trên khắp Indonesia, có đến một nửa bị phơi nhiễm khói thuốc.

Góc khuất của ngành công nghiệp thuốc lá ở Indonesia

“Ngành công nghiệp thuốc lá đang nhắm tới thị trường là đối tượng trẻ em”, bà Yohana Yembise, Bộ trưởng Trao quyền Phụ nữ và bảo vệ trẻ em Indonesia nói. Trong bài phát biểu của mình, bà tiết lộ sự thật về việc các nhà lãnh đạo của các tập đoàn thuốc lá đa quốc gia nhắm tới trẻ em để các em bắt đầu hút thuốc từ rất sớm.

Sự thật về tác hại của thuốc lá và ngành công nghiệp thuốc lá luôn bị các tập đoàn này phủ nhận rằng họ đang đấu tranh vì lợi ích quốc gia. “Ngành thuốc lá và một số nhân vật cổ súy đã bóp méo các bằng chứng rõ rệt về tác động tiêu cực của thuốc lá. Các tập đoàn thuốc lá quốc tế khổng lồ đã lờ đi sự thật rằng thuốc lá khiến 7 triệu người tử vong sớm mỗi năm”, ông Arifin Panigoro, Chủ tịch APACT12 nhấn mạnh.

Phiên khai mạc APACT 12

Chọn Tuổi trẻ, không chọn thuốc lá

Tại APACT 12, các bạn trẻ từ các nước châu Á Thái Bình Dương đã gửi thông điệp “Choose Youth, Not Tobacco” (Chọn Tuổi trẻ, Không chọn thuốc lá) để trở thành một thế hệ khỏe mạnh. Các bạn trẻ đại diện cho các nước châu Á Thái Bình Dương kêu gọi cần hành động ngay, trong đó có việc tăng thuế thuốc lá để giảm tỷ lệ người hút thuốc, đặc biệt ở thanh thiếu niên.

1 tỷ người trên thế giới hút thuốc và 7 triệu người chết yểu do khói thuốc mỗi năm là những con số khiến chúng ta phải suy nghĩ. 40% người lớn hút thuốc, trẻ em cũng nghiện theo. Khói thuốc sẽ ăn mòn sức khỏe của chúng ta và những người xung quanh. Hít khói thuốc đồng thời bạn “hít” thêm cả các căn bệnh lao, viêm phổi, ung thư phổi,… thậm chí gây dị dạng thai nhi. Không chỉ riêng người hút mà người hút khói thuốc thụ động cũng bị ảnh hưởng theo.

Giới trẻ châu Á Thái Bình Dương sẽ chọn Tuổi trẻ chứ không chọn thuốc lá

Nhiều chính sách đã triển khai ở các nước châu Á Thái Bình Dương để ngăn chặn “nạn dịch” thuốc lá lây lan. Australia đã tiến hành thực hiện chính sách bao bì thuốc lá trống trơn. Trong khi ở Philippines, áp thuế tối đa đối với thuốc lá được đưa ra để bảo vệ sức khỏe. Chính phủ Indonesia đã bắt đầu nhiều chính sách và hành động để hỗ trợ chương trình phòng chống thuốc lá. Bộ Y tế Indonesia đã khởi động phong trào lối sống lành mạnh GERMAS quy định về những khu vực không khói thuốc, chương trình chấm dứt thuốc lá (UBM), và cảnh báo về ảnh hưởng của thuốc lá tới sức khỏe bằng hình ảnh trên bao thuốc. Bộ Trao quyền Phụ nữ và Trẻ em đã đặt Môi trường không khói thuốc lá là một trong những nhân tố chính để tạo nên Thành phố Thân thiện với Trẻ em. Trong khi Ủy ban Kế hoạch Phát triển Indonesia đã lấy chương trình hành động quốc gia về SDG là đòn bẩy cho tất cả các chương trình và hành động để kiểm soát thuốc lá ở Indonesia. Cùng với nhau, các nước ở châu Á Thái Bình Dương sẽ tiếp tục bảo vệ người dân khỏi hiểm họa thuốc lá và đảm bảo việc kiểm soát thuốc lá mang đến hạnh phúc cho mọi cộng đồng.

Chiều ngày 13/9, chuyên gia Quỹ Phòng chống tác hại Thuốc lá của Việt Nam Nguyễn Thùy Linh trình bày về những thành tựu và thách thức của Việt Nam trong thực thi các chính sách kiểm soát thuốc lá (trong phiên thảo luận về Tài chính bền vững nhằm đạt các mục tiêu phát triển bền vững (SDG).

Bích Vân

(đưa tin từ Bali, Indonesia)

Đau mắt đỏ không thể coi thường

Bệnh có thể gây thành dịch và một người có thể bị viêm kết mạc nhiều lần, do đó cần giữ vệ sinh tốt để kiểm soát tránh nhiễm bệnh cho mình và lây cho người xung quanh.

Viêm kết mạc xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa. Dịch thường xuất hiện vào tháng 6 - 7, hoặc chậm hơn tới đầu tháng 9 do thời tiết ẩm thấp, thuận lợi cho sự phát triển và lây lan của virus.

Mùa mưa là thời điểm dịch đau mắt có nguy cơ bùng phát mạnh và lây lan nhanh trong cộng đồng. Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch. Vào thời điểm giao mùa, cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết, dễ mệt mỏi, hệ thống miễn dịch hoạt động yếu nên virus tấn công dễ dàng hơn.

Cách nhận biết

Bệnh viêm kết mạc cấp được biểu hiện bằng mắt đỏ, cộm như có cát trong mắt và có dử ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó có thể lan qua mắt thứ hai. Buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt. Dử mắt có thể màu trong hoặc vàng tùy tác nhân gây bệnh. Hai mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ do cương tụ mạch máu. Một số ít trường hợp có thể có xuất huyết dưới kết mạc hoặc có giả mạc (giả mạc là lớp màng dai trắng, bám vào mặt kết mạc của mi, thấy khi lật mi) thường lâu khỏi hơn các trường hợp khác. Giả mạc xuất hiện thường gây ra các tổn thương trên giác mạc (trợt, viêm biểu mô giác mạc) làm cho mắt đau nhức, nhìn mờ, sợ ánh sáng, có thể gây giảm thị lực sau này. Trong trường hợp chưa có biến chứng trên giác mạc, bệnh nhân vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không suy giảm.

Đau mắt đỏ không thể coi thườngMột số loại virus gây đau mắt đỏ.

Một số người bệnh còn có biểu hiện toàn thân mệt mỏi, sốt nhẹ, viêm mũi - họng, nổi hạch trước tai, họng đau mỗi khi nuốt nước bọt.

Cần điều trị đúng

Khi bị đau mắt đỏ người bệnh phải đi khám tại cơ sở chuyên khoa mắt, không nên tự ý mua thuốc tra nhỏ mắt có corticoid vì sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% hay nước mắt nhân tạo để rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi chất tiết và dử mắt, làm dịu đôi mắt đang cộm rát, khó chịu.

Nếu viêm kết mạc do vi khuẩn, dùng các thuốc rửa mắt như nước muối 0,9%, sau đó tra dung dịch kháng sinh.

Nếu viêm kết mạc do virus, không có thuốc điều trị đặc hiệu, việc chữa trị chủ yếu là chăm sóc, giữ vệ sinh có tác dụng hỗ trợ giúp bệnh nhân nhanh khỏi, giảm triệu chứng, kháng sinh tra mắt nhằm mục đích phòng bội nhiễm.

Trong trường hợp viêm kết mạc có giả mạc phải bóc giả mạc trước khi tra thuốc để thuốc ngấm tốt hơn và giảm thiểu biến chứng do giả mạc gây nên.

Người bệnh cần được nghỉ ngơi, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc nhãn khoa. Nếu bệnh không thuyên giảm sau 5-7 ngày phải đến khám lại. Trẻ bị bệnh nên được ở nhà, không đưa đến nhà trẻ trường học hoặc nơi đông người trong thời gian bị bệnh.

Các biện pháp phòng bệnh

Không dụi mắt bằng tay; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước và sau khi tra thuốc và vệ sinh mắt; giặt khăn mặt bằng xà phòng, phơi khăn ngoài nắng; giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm thường xuyên; tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa; không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn. Nếu bị đau mắt (thông thường sẽ bị một bên mắt trước), cần chăm sóc cẩn thận, tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Tránh nằm nghiêng sang bên lành, nhỏ mắt rồi lau ngay gỉ và nước mắt chảy ra không để chảy sang mắt lành.Cần tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng, hoa quả, vitamin và khoáng chất tăng sức đề kháng để nhanh lành bệnh hơn.

TS.BS . Nguyễn Thị Thu Thủy

Giàu hai con mắt…

Hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, mạng xã hội… đã làm cho nhiều bệnh lý về mắt tăng cao mà mỗi con người hiện đại cần lưu ý và có biện pháp hữu hiệu để phòng tránh…

Giàu hai con mắt…Khám mắt định kỳ là biện pháp hiệu quả phòng ngừa các bệnh lý về mắt.

Nhiều yếu tố thuận lợi gây bệnh về mắt

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh về mắt ngày càng nhiều và ngày càng trẻ hóa do nhiều người rất chủ quan và có nhiều sai lầm trong chăm sóc, phòng và điều trị các bệnh lý về mắt, trong đó phải kể đến các yếu tố hay gặp nhất bao gồm:

Hút thuốc lá: Hút thuốc lá có hại cho mắt do quá trình oxy hóa. Chất chống oxy hóa giúp duy trì độ trong suốt của thủy tinh thể. Hút thuốc có thể cản trở dinh dưỡng tạo ra chất chống oxy hóa. Hút thuốc có nguy cơ cao gây bệnh thoái hóa hoàng điểm.

Uống rượu: Rượu có ảnh hưởng không tốt đến dinh dưỡng trong thủy tinh thể. Uống rượu kéo dài có thể gây ngộ độc thị thần kinh.

Dinh dưỡng không đầy đủ: Dinh dưỡng tốt có thể giúp mắt khỏe nhưng hiện nay vẫn chưa có kết luận rõ ràng là có mối liên quan giữa dinh dưỡng và bệnh mắt hay không. Acid béo (tìm thấy ở võng mạc) cần thiết cho sự phát triển của mắt và giúp chống lại sự phát triển các mạch máu bất thường. Các thay đổi phức hợp acid béo trên vỏ thủy tinh thể có thể gây đục thủy tinh thể. Lutein, zeaxanthin, và carotene tìm thấy trong thủy tinh thể, lớp sắc tố võng mạc và trong cây có lá màu xanh giúp tạo ra các chất oxy hóa phòng đục thủy tinh thể và thoái hóa hoàng điểm. Các vi chất (riboflavin, thiamin, vitamin C, A, E, kẽm…), đặc biệt vitamin A cần thiết cho tổng hợp rhodopsin, sắc tố võng mạc giúp mắt nhìn được trong điều kiện ánh sáng yếu. Do đó, khi dinh dưỡng được bổ sung cho cơ thể không đầy đủ sẽ làm gia tăng các bệnh lý về mắt như khô mắt, cận thị…

Giàu hai con mắt…Ô nhiễm môi trường là một nguyên nhân gây bệnh lý về mắt.

Dân số già: Theo tuổi, các cấu trúc mắt bị thay đổi do tuổi tác cũng gây ra các bệnh về mắt. Theo nghiên cứu của Anh tại 188 quốc gia trên thế giới cho biết, đến năm 2050, số người mù có thể sẽ lên đến 115 triệu người, với 588 triệu người bị hạn chế thị lực, trong đó người cao tuổi chiếm tỷ lệ lớn.

Nhìn gần: Việc nhìn gần khi đọc sách, xem ti vi hoặc làm việc với máy tính thời gian dài có liên quan đến bệnh cận thị. Bên cạnh đó, ánh sáng nhìn thấy hoặc không nhìn thấy đều có thể gây hại cho mắt. Tia cực tím có thể đi qua giác mạc gây nguy cơ đục thủy tinh thể.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ cần tiếp xúc với màn hình của các thiết bị điện tử trên 3 giờ mỗi ngày, mắt sẽ có nguy cơ bị suy giảm thị lực 90%. Ở nước ta, việc xem các thiết bị điện tử vượt gấp nhiều lần chuẩn cho phép được cho là nguyên nhân khiến tỉ lệ mắc bệnh về tật khúc xạ học đường tăng cao.

Do bệnh lý mạn tính: Cùng với sự gia tăng của các bệnh lý mạn tính không lây nhiễm, số người mắc bệnh về mắt xuất phát từ những bệnh lý này cũng tăng lên, chẳng hạn bệnh đái tháo đường có thể gây đục thủy tinh thể, tân mạch võng mạc…

Các bệnh mắt thường gặp

Những bệnh mắt thường gặp như tật khúc xạ (cận thị-nhìn gần tốt, nhìn xa mờ; viễn thị - nhìn xa tốt, nhìn gần kém; loạn thị; lão thị…). Trong đó, cận thị học đường ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh… rất cao với trên 40% số học sinh mắc phải. Các bệnh khô mắt, mỏi mắt; dị ứng mắt; viêm kết mạc cấp… là những bệnh của thời “hiện đại” khi mà các công nghệ ngày càng phát triển và ô nhiễm môi trường gia tăng. Bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, glôcôm, viêm màng bồ đào, chấn thương mắt… là những bệnh có tỷ lệ gây mù lòa cao.

Ngoài những bệnh lý trên, còn nhiều bệnh lý về mắt với các biểu hiện khác nhau như chảy nước mắt, ruồi bay trước mắt, khó nhìn trong tối, nhược thị, mù màu, rung giật nhãn cầu, mắt lác hay các vấn đề về mắt khi dùng kính tiếp xúc… Với những bệnh lý hay triệu chứng này có thể điều trị được hoặc không nhưng khi nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh cần được đến chuyên khoa mắt để khám, sàng lọc và có biện pháp điều trị thích hợp.

Tăng cường sức khỏe mắt bằng cách nào?

Có thói quen sinh hoạt lành mạnh: Để giữ cho đôi mắt khỏe mạnh và phòng ngừa được bệnh tật, mỗi người cần biết cách bảo vệ mắt với những việc làm cụ thể như tẩy trang trước khi ngủ, ngủ đủ giấc, luôn đeo kính râm khi ra ngoài trời nắng, không nên dụi mắt, chớp mắt thường xuyên, không dùng chung khăn chậu, đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh về mắt để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, virus…

Từ bỏ những thói quen có hại: Hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bia không tốt cho sức khỏe của mắt nên cần hạn chế, tốt nhất là từ bỏ hoàn toàn để tăng cường sức khỏe cho mắt.

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mắt: Đôi mắt luôn cần được chăm sóc đặc biệt, ngoài những thực phẩm thường ngày, bạn nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, E, omega 3… như gan động vật, các loại trứng, sữa, cá chép, thịt vịt, các loại trái cây có vị chua như chanh, bưởi, dâu tây, cà chua, rau ngót, súp lơ, cải bẹ trắng, thì là, hành lá, nho, dứa, hạt bí, hạt dưa…

Không xem tivi hay tiếp xúc với màn tính máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh nhiều giờ liền: Hiện nay, công nghệ chế tạo màn hình đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa lọc hết ánh sáng xanh từ các nguồn sáng trên tivi, màn hình ipad nên việc phơi nhiễm quá nhiều đều có thể gây hại cho mắt, đặc biệt là võng mạc.

Giàu hai con mắt…Tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh từ màn hình ipad có thể gây tật khúc xạ.

Mang đồ bảo hộ mắt: Với các hoạt động có hại cho mắt như hàn, xì… khi làm việc cần mang đồ bảo hộ mắt để tránh gây chấn thương. Ngoài ra, trong các hoạt động hàng ngày mỗi người cũng cần chú ý bảo vệ mắt để không gây tổn hại cho mắt, ảnh hưởng tới tầm nhìn.

Với học sinh: Đảm bảo nơi học bài, đọc sách phải đủ ánh sáng, ngồi học đúng tư thế (thẳng lưng, đầu cúi 10-15 độ); đảm bảo khoảng cách thích hợp (khoảng cách thích hợp từ mắt đến trang sách là 25cm, 30cm và 35cm lần lượt với học sinh cấp I, cấp II và cấp III. Đọc sách quá gần sẽ khiến mắt phải điều tiết nhiều, làm suy giảm thị lực và dẫn đến cận thị).Với học sinh đã mắc tật khúc xạ, mang kính đúng độ để mắt nhìn đủ rõ, không phải điều tiết nhiều. Mỗi 6 tháng cần đi tái khám 1 lần để đo thị lực.

Với người lao động: Khi làm việc với máy tính nhiều, thường xuyên sẽ xuất hiện một số triệu chứng mờ mắt, khô mắt và tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt. Để hạn chế những tác hại khi làm việc với máy tính, nên làm việc ở những nơi có ánh sáng thích hợp, điều chỉnh màn hình ở độ sáng phù hợp; nghỉ ngơi hợp lý, sau mỗi giờ làm việc nên cho mắt thư giãn bằng cách nhắm hoặc chớp mắt nhiều lần.

Khám mắt: Khi có biểu hiện lạ (hoặc bệnh), phải đi khám để điều trị đúng cách.

ThS. Hà Thị Thu Hà

Người phụ nữ có thể quay ngược khuỷu tay 180 độ

Trong một ca bệnh khó tin tới kỳ lạ, một phụ nữ Ấn Độ 37 tuổi có thể quay ngược khuỷu tay180 độ. Đây là hệ quả của chứng bệnh Gorham-Stout.

 

Cánh tay có thể bẻ quặt ra sau của người phụ nữ mắc bệnh xương biến mất

Cánh tay có thể bẻ quặt ra sau của người phụ nữ mắc bệnh xương biến mất

 

Chứng bệnh kỳ lạ trên của người phụ nữ trên được phát hiện tình cờ khi cô đi khám, phàn nàn với bác sĩ về việc hay bị đau vai trái. Bác sĩ nhận thấy vai cô quá mềm và chụp X-quang cho thấy xương nối cánh tay với vai đã biến mất. Thay vì điều trị phẫu thuật, cô đã chọn các bài tập tăng cường sức mạnh của vai để ngăn bệnh tiến triển.

Những người mắc bệnh Gorham-Stout thường phát triển mạch máu bất thường có thể phá hủy xương.

Hương Trà

(theo Sputnik)

Bong da môi, bệnh gì?

Đặng Ngọc Minh(ngocminh@gmail.com

Do cấu tạo da khác biệt và ít khi được che chắn nên môi dễ bị khô hơn các vùng da khác trên khuôn mặt và cơ thể. Môi khô nứt nẻ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính, đặc biệt những người thuộc cơ địa da khô.

Ngoài ra, một số nguyên nhân gây khô môi như: hay thở bằng miệng, thời tiết khô hanh, tuy nhiên cũng có một số người bị khô môi quanh năm; Gió và ánh nắng mặt trời làm tăng khả năng môi bị khô hơn. Người hay liếm môi cũng dễ bị khô môi. Những người bị mất nước và suy dinh dưỡng... Trường hợp của bạn bị môi khô đã 10 năm có nghĩa bạn có cơ địa da khô.

Để điều trị tận gốc cho đến nay chưa có loại thuốc đặc hiệu nào mà chủ yếu là điều trị triệu chứng như bôi dưỡng môi bằng các loại kem giữ ẩm hay dầu thực vật, tránh liếm môi, tránh bóc lớp da khô trên môi, sờ môi; uống đủ nước để cơ thể không mất nước, ăn nhiều rau xanh và quả tươi để bổ sung các vitamin cần thiết cho da và niêm mạc; Khi đi ra ngoài đường cần đeo khẩu trang che chắn để tránh gió và ánh nắng mặt trời. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà… Nếu môi vẫn khô sau khi bạn đã nỗ lực áp dụng các biện pháp cải thiện thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ da liễu.

BS. Vũ Lan Anh

2 quy tắc cần nhớ khi chọn thuốc chữa bệnh trĩ

Để điều trị bệnh trĩ hiệu quả, có 2 quy tắc mà người bệnh cần nhớ khi chọn thuốc chữa bệnh này:

Để chữa bệnh trĩ, cần dùng thuốc điều trị bệnh trĩ

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là dành cho người mắc bệnh trĩ. Tuy nhiên, thực tế, không phải sản phẩm nào cũng là thuốc có công dụng chữa bệnh này.

Để chữa bệnh trĩ, cần dùng thuốc điều trị bệnh trĩ (Ảnh minh họa)

Cần nhớ, để chữa bệnh trĩ, cần dùng thuốc điều trị bệnh trĩ. Việc sử dụng các loại sản phẩm hỗ trợ cũng không thể thay thế được thuốc chữa bệnh. Để phân biệt thuốc và các loại sản phẩm hỗ trợ, người bệnh có thể quan sát ngay trên bao bì sản phẩm. Thông thường, trên vỏ hộp thuốc thường ghi đầy đủ công dụng/chỉ định, chống chỉ định, liều dùng… và dòng khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”. Trong khi đó, ở các loại sản phẩm hỗ trợ, trên vỏ hộp thường ghi rõ đó là thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung… và dòng khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

Thuốc có cơ chế điều trị bệnh trĩ từ gốc

Theo lý luận của Đông y, nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do khí hư, khí trệ, huyết ứ. Máu từ tim theo động mạch đi đến nuôi các mô vùng hậu môn, rồi tiếp tục theo tĩnh mạch lại trở về tim. Nhưng vì khí hư, khí trệ, huyết ứ, khiến máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về không hết, trong khi máu ở động mạch vẫn được đưa đến, nên bị dồn trệ lại, làm tĩnh mạch căng phồng lên và mỏng đi, lâu dần sa xuống tạo thành búi trĩ. Huyết ứ lâu ngày sinh nhiệt hoặc nguyên nhân là nhiệt, nhiệt độ trong cơ thể tăng cao làm cho mạch máu vỡ ra nên thường có triệu chứng chảy máu.

Do đó, nếu chỉ sử dụng thuốc nhằm trị nhanh triệu chứng, bệnh trĩ sẽ dễ dàng tái phát và tiến triển nặng hơn. Để điều trị bệnh trĩ hiệu quả, hạn chế nguy cơ tái phát, cần tập trung điều trị căn nguyên gây bệnh (tức là phải bổ khí, thăng khí, bổ huyết), đồng thời kết hợp cải thiện nhanh các triệu chứng (cầm máu, giảm đau, nhuận tràng thông tiện, thanh nhiệt giải độc, làm co búi trĩ…), và tăng cường làm bền thành mạch, củng cố lại các mạch máu bị giãn do búi trĩ.

Hiện nay, có một số bài thuốc dựa trên nguyên lý này, cho tác dụng điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả. Chẳng hạn, có bài thuốc gồm thành phần là 12 loại dược liệu quý với 3 tác động, tập trung giải quyết cả 3 vấn đề: điều trị gốc rễ nguyên nhân gây bệnh, kết hợp cải thiện nhanh các triệu chứng, đồng thời tăng cường bảo vệ và làm bền thành mạch máu, từ đó giúp điều trị bệnh trĩ hiệu quả, giảm nguy cơ tái phát.

Trong đó:

- Nhóm các vị thuốc tập trung bồi bổ khí huyết, thăng dương khí: Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương Quy, Bạch truật, Thăng ma, Trần bì, Sáp ong, Mật ong giúp bổ khí, bổ huyết, nhất là khí huyết vùng hậu môn – trực tràng; giúp khí huyết lưu thông, không còn ứ trệ, co búi trĩ, từ đó trị bệnh trĩ cho hiệu quả lâu dài, hạn chế tái phát.

- Nhóm các vị thuốc giúp cải thiện nhanh các triệu chứng:

+ Thăng ma, Hoàng kỳ giúp thăng dương khí, làm co búi trĩ.

+ Trắc bách diệp, Than hoạt tính, Hòe hoa giúp cầm máu nhanh, giảm đau rát.

+ Trắc bách diệp giúp nhuận tràng thông tiện, hạn chế táo bón – một nguyên nhân gây bệnh trĩ và khiến bệnh tăng nặng, làm cho người bệnh cảm thấy đau rát.

+ Cam thảo, Hòe hoa, Than hoạt tính giúp thanh nhiệt giải độc.

- Nhóm các vị thuốc giúp làm bền thành mạch: Hòe hoa, Trần bì giúp làm bền lại các mạch máu bị giãn do búi trĩ, nhờ đó giúp co búi trĩ và hạn chế nguy cơ tái phát.

Bài thuốc này đã được bào chế trên công nghệ hiện đại, có dạng viên hoàn cứng giúp người bệnh sử dụng thuận tiện mà lại dễ hấp thu, góp phần tăng cao hiệu quả điều trị. Thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc, lưu hành tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Không chỉ điều trị bệnh trĩ, bài thuốc này còn điều trị sa trực tràng, đại tiện ra máu kéo dài, mất máu sinh chứng hoa mắt chóng mặt. Bài thuốc được nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Đông y đánh giá cao và rất nhiều người bệnh phản hồi tích cực.

Thanh Lan

Trĩ Linh Hoàn P/H – Thuốc cho người bệnh trĩ

Công dụng: Trĩ Linh Hoàn P/H có tác dụng bổ khí, thăng đề, cầm máu. Thuốc được dùng để điều trị các thể trĩ, sa trực tràng, đại tiện ra máu kéo dài, mất máu sinh chứng hoa mắt chóng mặt.

Thành phần: Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương Quy, Bạch truật, Thăng ma, Trần bì, Sáp ong trắng, Mật ong, Trắc bách diệp, Than hoạt tính, Hòe hoa, Cam thảo

Liều dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 gói. Uống thuốc với nước đun sôi để nguội.

Chống chỉ định: Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.

Quy cách đóng gói: Hộp 10 gói x 5g hoàn cứng.

Số GPQC 0095/2018/XNQC/QLD

* Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Xem thêm thông tin về thuốc Trĩ Linh Hoàn P/H tại đây hoặc liên hệ 0981.20.39.49 để được hỗ trợ.

Phẫu thuật đục thể thủy tinh, cần lưu ý gì?

Đục thể thủy tinh (TTT) là khi xuất hiện vùng đục trên TTT vốn trong suốt, làm các tia sáng khi đi vào mắt bị lệch hướng hay bị cản trở. Người bị bệnh có cảm giác nhìn qua màng sương khói, mờ đục, nhìn có quầng, màu sắc kém sinh động. Phẫu thuật TTT dường như là phương pháp duy nhất để điều trị đục TTT khi nó bị mất tính trong suốt. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân cần hỏi bác sĩ để rõ thế nào là IOL? Phương thức hoạt động của nó như thế nào?

Những lưu ý về trình tự của một cuộc phẫu thuật TTT

Trước khi mổ

Bệnh nhân sẽ phải làm nhiều xét nghiệm, trong đó công việc tính toán công suất của IOL là quan trọng nhất. Một vài loại thuốc cũng có thể được kê toa để sử dụng. Ngược lại, có những thuốc sẽ không được dùng nữa như thuốc chống đông chẳng hạn bởi có thể gây chảy máu trong phẫu thuật. Người bệnh có thể được nhỏ vào mắt phẫu thuật thuốc chống viêm, giãn đồng tử, kháng sinh hay thuốc sát trùng.

Phẫu thuật đục thể thủy tinh, cần lưu ý gì?Với phương pháp mổ phaco, một dụng cụ siêu âm sẽ làm vỡ nát vùng trung tâm của nhân mắt, sau đó hút nó ra ngoài.

Ngày diễn ra phẫu thuật

Có thể phẫu thuật viên sẽ yêu cầu người bệnh nhịn ăn đồ ăn rắn, chí ít là 6 giờ trước khi mổ. Trình tự cuộc mổ thường sẽ diễn ra như sau:

Bệnh nhân có thể được nhỏ mắt, tiêm cạnh mắt hoặc tiêm truyền thuốc làm giảm đau khi mổ. Bệnh nhân cần thức khi mổ để nhìn đèn hay chuyển động mắt khi được yêu cầu.

Phẫu thuật viên rạch một đường rất nhỏ bằng dao hoặc tia laser ở vùng rìa giác mạc, qua đường rạch này dụng cụ siêu âm sẽ được đưa vào để tiếp cận TTT. Dụng cụ làm tán nhuyễn nhân mắt rồi hút ra ngoài. Sau cùng IOL sẽ được đưa vào vị trí thay thế cho TTT đục trước đó. Thường thì vết rạch sẽ tự liền theo thời gian. Bệnh nhân sẽ được đeo tấm bảo vệ mắt hay băng mắt để thúc đẩy quá trình làm sẹo cho vết mổ. Người bệnh lưu lại ở khu hồi tỉnh khoảng 15-30 phút, sau đó có thể ra về.

Những điều cần làm sau phẫu thuật

Thời gian hồi phục sau phẫu thuật, thường là vài ngày hay vài tuần. Bệnh nhân phải uống, nhỏ thuốc theo đơn của bác sĩ. Cần tránh để xà phòng hay nước tiếp xúc trực tiếp vào mắt. Không nên day dụi mắt. Có thể đeo kính màu hay tấm bảo vệ mắt nếu bác sĩ yêu cầu.

Ban đêm để tránh thương tích hay va đập vào mắt, nên đeo kính hay tấm bảo vệ mắt. Tuân thủ những lời dặn của bác sĩ về những hoạt động thể lực nào có thể tiến hành sớm sau phẫu thuật, làm sao để an toàn với các hoạt động thể lực, chơi thể thao, lái xe, khi nào có thể bình thường hóa mọi hoạt động...

Phẫu thuật đục thể thủy tinh, cần lưu ý gì?Mổ phaco điều trị đục TTT là phương pháp được thực hiện phổ biến ở các bệnh viện.

Nguy cơ và biến chứng của phẫu thuật đục TTT

Cũng như các phẫu thuật khác, phẫu thuật đục TTT cũng có những tai biến và biến chứng. Có thể kể ra sau đây như: nhiễm khuẩn, chảy máu, phù nề tại mắt và quanh mắt, phù võng mạc, bong võng mạc, tổn hại các vùng phụ cận, đau nhức, giảm hay mất thị lực, IOL có thể bị đặt lệch, rơi khỏi vị trí an toàn...

Đục bao sau TTT thứ phát

Thị lực có được sau mổ có thể lại bị giảm hay mất sau mổ vài tháng, vài năm. Biến chứng này không phải là phổ biến. Các bác sĩ thường gọi là đục bao sau (PCO), có tên khác là đục TTT thứ phát hay tổ chức xơ sẹo. Màng đục này sẽ gây ra cảm giác mờ lại, khi đó cần can thiệp bằng laser. Tia laser sẽ khoan thủng một lỗ ở bao sau đang bị đục, gọi là thủ thuật mở bao sau bằng laser YAG. Thủ thuật này sẽ trả lại cho người bệnh thị lực như xưa.

Bệnh nhân cũng cần lưu ý là mổ TTT không thể là giải pháp cho mọi bệnh mắt của người già như thoái hóa hoàng điểm, glocom, bệnh lý võng mạc tiểu đường hay tăng huyết áp... Các bệnh lý trên có thể sẽ lại cướp đi thị lực của bệnh nhân cho dù đã mổ TTT thành công.

Nên mổ phaco kinh điển hay phaco có laser trợ giúp?

Nếu có kế hoạch mổ TTT, người bệnh sẽ có hai lựa chọn: Phaco kinh điển và phaco có laser trợ giúp. Phẫu thuật phaco kinh điển phổ biến và được công nhận về tính an toàn và hiệu quả. Phẫu thuật phaco có laser trợ giúp đắt đỏ hơn mặc dù nó có vài ưu điểm về độ chính xác và tính an toàn trong những trường hợp nhất định. Ví dụ bệnh nhân có loạn thị kèm đục TTT chẳng hạn, phương pháp này có thể hiệu chỉnh đồng thời loạn thị nhờ việc thiết kế chủ động đường rạch trên giác mạc. Như vậy, phương pháp phaco có laser trợ giúp ưu điểm nổi bật bởi khả năng điều trị loạn thị đi kèm đục TTT trong khi tính an toàn, độ giảm thiểu biến chứng còn đang cần thời gian thử thách.

Thời gian phục hồi sau phẫu thuật của cả hai phương pháp mổ như nhau. Một vài người nhìn sáng ngay, số còn lại phải chờ đợi 1-2 tuần. Cần nhớ rằng, 3 tháng là thời gian bình phục hoàn toàn của một phẫu thuật TTT.

Có thể trông đợi gì từ cuộc mổ đục TTT?

Với ai đó thì chỉ đơn giản là thay TTT bị đục bằng TTT nhân tạo (IOL) trong suốt. Một vài hoạt động khác cũng vẫn có thể phải đeo kính: đi nắng, chơi thể thao, đọc sách... Nhưng với những người khác phải là thị lực tối ưu mà không cần mang kính. Nhu cầu của cá nhân, ước muốn của họ kèm theo tư vấn của thầy thuốc sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho tất cả các bên.

Để lựa chọn phương pháp nào phù hợp nhất, người bệnh nên có hiểu biết về hai phương pháp phẫu thuật này và trao đổi với bác sĩ, thậm chí hỏi han thêm những bác sĩ khác khi bạn chưa yên tâm để đi đến quyết định đúng đắn nhất.

BS. Hoàng Cương

Màu sắc khí hư nói gì về sức khỏe của bạn?

Khí hư âm đạo là hoàn toàn bình thường và có tác dụng duy trì độ cân bằng pH của khu vực âm đạo. Màu sắc của khí hư thường trong hoặc có màu trắng sữa, nhưng mất cân bằng độ pH, nhiễm trùng hoặc các rối loạn sức khỏe khác có thể làm thay đổi màu sắc của khí hư. Dưới đây là dấu hiệu bất thường của khí hư âm đạo:

Màu nâu hoặc màu máu

Khí hư màu nâu hoặc màu máu có thể khiến bạn lo lắng nhưng đây có thể là dấu hiệu không đáng ngại. Nó có thể là dấu hiệu mang thai thời kỳ đầu, kinh nguyệt thất thường. Tuy nhiên, cũng không loại trừ đây là triệu chứng của ung thư cổ tử cung hoặc nội mạc tử cung.

Màu đục hoặc vàng

Dịch tiết màu này có thể cảnh báo dấu hiệu nhiễm trùng do bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu. Những dấu hiệu khác ngoài màu sắc của dịch tiết cần theo dõi là xuất huyết giữa kỳ kinh, tiểu tiện không tự chủ và đau vùng chậu.

Màu vàng hoặc hơi xanh

Dịch màu vàng hoặc hơi xanh, có bọt có thể là dấu hiệu nhiễm trùng roi âm đạo. Ngoài tiết dịch, bệnh có thể gây đau hoặc nóng rát khi đi tiểu.

mau-sac-khi-hu-noi-gi-ve-suc-khoe-cua-ban

Màu hồng

Khí hư màu này thường xuất hiện sau sinh. Dịch hồng thường là dấu hiệu bình thường của tình trạng ra máu sau sinh (sản dịch).

Trắng và sền sệt

Khí hư bình thường cần có màu trắng sữa nhưng nếu nó giống pho mai và sền sệt cùng với tình trạng sưng, đau âm hộ, ngứa và đau khi giao hợp, đó có thể là dấu hiệu nhiễm nấm.

Trắng hoặc xám

Khí hư hơi trắng và thậm chí màu vàng và có mùi tanh có thể là dấu hiệu âm dạo nhiễm khuẩn, dẫn tới ngứa, nóng, đỏ và sưng ở vùng kín.

BS. Cẩm Tú

(theo THS)

Ứng dụng kỹ thuật số để cải thiện tuân thủ dùng thuốc

Hậu quả của không tuân thủ dùng thuốc

Sự tuân thủ điều trị giúp đem lại nhiều lợi ích hơn bất kỳ phương pháp điều trị nào. Bởi vì dù có nhiều loại thuốc công nghệ cao, các nhà khoa học đã phải tiêu tốn hàng tỷ bảng Anh để nghiên cứu và phát triển, nhưng nếu bệnh nhân không dùng đúng cách cũng không mang lại hiệu quả điều trị.

Theo thống kê của Cơ quan y tế quốc gia Anh (NHS), mỗi năm chỉ riêng tại nước này, ước tính khoảng 300 triệu bảng Anh bị lãng phí do không tuân thủ điều trị. Con số này chưa tính đến khoản tiền chi phí khám lại nhiều lần, các xét nghiệm bổ sung và các chi phí y tế khác phát sinh... Bên cạnh đó, khi thăm khám cho các bệnh nhân này, bác sĩ vẫn tin tưởng vào sự tuân thủ của bệnh nhân nên sẽ có xu hướng tăng liều hoặc bổ sung thuốc khi thấy điều trị không đạt được hiệu quả như mong muốn. Điều này khiến chi phí cho thuốc tăng lên, thêm gánh nặng lên hệ thống chăm sóc sức khỏe; mà bệnh nhân cũng không nhận được đầy đủ lợi ích từ điều trị của họ, giảm chất lượng cuộc sống, trầm trọng thêm tình trạng bệnh và tăng nguy cơ tử vong.

Vì sao bệnh nhân không tuân thủ điều trị?

Có nhiều lý do khác nhau khiến bệnh nhân không uống đủ thuốc trong điều trị. Một lý do phổ biến nhất chỉ đơn giản là bệnh nhân bị “quên”, sau đó là số người bỏ thuốc vì gặp phải những tác dụng phụ khó chịu. Cũng không ít bệnh nhân sau khi dùng thuốc một thời gian thì tin rằng sức khỏe của họ đã khá lên và không cần thiết phải dùng thuốc. Cảm giác không cần thiết phải dùng thuốc là một vấn đề đặc biệt đối với những bệnh nhân có một số loại bệnh mạn tính nhất định, thường gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, động kinh... Bệnh nhân đôi khi sẽ tự giảm liều hoặc ngừng dùng trong một thời gian cho đến khi các triệu chứng trở lại thì mới dùng thuốc...

Ứng dụng kỹ thuật số để cải thiện tuân thủ dùng thuốcỨng dụng kỹ thuật số cải thiện tuân thủ thuốc ở người bệnh.

Việc không muốn sử dụng thuốc hàng ngày của những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính là thách thức thực sự dành cho tất cả các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Các biện pháp can thiệp

Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu nhằm cải thiện sự tuân thủ của bệnh nhân như: các công trình đánh giá sử dụng thuốc; nhắn tin cho bệnh nhân để nhắc uống thuốc; cung cấp một sự trợ giúp tuân thủ từ y tá, dược sĩ... nhưng tất cả vẫn không được cải thiện. Và suốt 50 năm qua, chưa có biện pháp nào tỏ ra hiệu quả đối với việc tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân.

Gần đây, các nhà nghiên cứu cho rằng, cần can thiệp toàn diện bằng cách thay đổi tâm lý và hành vi của bệnh nhân, hướng tới việc dùng thuốc điều trị là một nhu cầu tất yếu của họ. Do đó, việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số cho chăm sóc sức khỏe, đặc biệt cho sự tuân thủ đang được các nhà khoa học nghiên cứu, phát triển và dự kiến sẽ được đầu tư mạnh hơn trong những năm tới. Cơ quan Y tế quốc gia Anh (NHS)đang thử nghiệm một thư viện ứng dụng kỹ thuật số để giúp các bệnh nhân chọn được những “người bạn tự động” an toàn và giúp ích cho việc tuân thủ thuốc của họ. Các ứng dụng kỹ thuật này giúp bệnh nhân tự theo dõi các triệu chứng, nhắc nhở và hướng dẫn cách dùng thuốc... Ví dụ như ứng dụng “myCOPD” cho phép những bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tự theo dõi các triệu chứng, theo dõi việc sử dụng thuốc và hướng dẫn đúng kỹ thuật hít...

Với nhiều lý do khiến bệnh nhân không tuân thủ điều trị như trên, các nhà nghiên cứu tin rằng có thể sử dụng công nghệ để giúp bệnh nhân chủ động chăm sóc sức khỏe của họ, đồng thời các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cũng có thể khai thác công nghệ để cải thiện tuân thủ trong điều trị. Như vậy, một vai trò hoàn toàn mới có thể được tạo ra cho chuyên gia y tế hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe thiên về hướng dẫn và tạo điều kiện chứ không phải mối quan hệ đối tác truyền thống giữa họ và bệnh nhân.

DS. Nguyễn Hải Đăng

((Theo Pharmaceutical-journal))

Có khoảng 500.000 người trên 60 tuổi bị sa sút trí tuệ và xu hướng gia tăng

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo sa sút trí tuệ Quốc gia lần thứ nhất diễn ra tại Hà Nội, theo đó, tại hội thảo, GS.TS Phạm Thắng, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, sa sút trí tuệ (SSTT) nói chung và bệnh Alzheimer nói riêng hiện nay là mối quan tâm hàng đầu của những chuyên gia lão khoa bởi khi tuổi thọ trung bình ngày càng cao, số người mắc bệnh này ngày càng nhiều. GS.Phạm Thắng cũng cảnh báo, bệnh sa sút trí tuệ gây thoái hóa thần kinh với chi phí tốn kém trong chăm sóc. Hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có các chương trình và dịch vụ liên quan đến SSTT, vì vậy, sự ra đời của hội lão khoa Việt Nam và hội thảo SSTT Quốc gia lần thứ nhất sẽ nghiên cứu, thảo luận sâu về các vấn đề này nhằm đưa SSTT trở thành vấn đề ưu tiên toàn cầu, giảm kỳ thị, đào tạo mạng lưới chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu SSTT như một bệnh mạn tính…

Sa sút trí tuệ có thể khởi phát ở tuổi trẻ song chủ yếu là ở tuổi già. Một số nghiên cứu cho thấy ở lứa tuổi 65 tỷ lệ SSTT là 5%. Như vậy, có khoảng 500.000 người trên 60 tuổi. Cứ tăng thêm 5 tuổi thì số lượng người SSTT tăng lên 2 lần, đến 80 tuổi thì một phần ba số người già mắc hội chứng này. Bệnh này gây ra chứng suy giảm trí nhớ, kèm theo đó là rối loạn về hành vi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Tỷ lệ sa sút trí tuệ chiếm 4,8-5% ở người trên 60 tuổi

Biểu hiện của chứng SSTT có nhiều giai đoạn, từ nhẹ đến nặng như: Giảm trí nhớ hay trí nhớ ngắn hạn; thay đổi tính tình, rối loạn cảm xúc, hành vi, nhân cách; giảm khả năng diễn đạt, ngôn ngữ thiếu lưu loát; vụng về trong công việc hằng ngày như vệ sinh cá nhân, ăn uống; mất dần khả năng thu nhận những thông tin mới ; không lưu giữ được các thông tin về môi trường xung quanh, do đó bị rối loạn, mất định hướng về không gian và thời gian; rối loạn hành vi; hoang tưởng, ảo giác... Khả năng hồi phục phụ thuộc bệnh lý và liệu pháp điều trị.

Theo GS Jean-Piere Michel, Giám đốc Liên đoàn Đào tạo lão khoa - Hội Lão khoa thế giới: “Cứ 3 giây, thế giới lại có thêm 1 người bị sa sút trí tuệ, mỗi năm có 7,7 triệu người mắc mới.”

Nhiều báo cáo chuyên ngành trong nước và quốc tế đã được trình bày và thảo luận tại hội thảo trong đó có các nội dung như xây dựng và phát triển kế hoạch quốc gia về kiểm soát SSTT, xác định các vấn đề ưu tiên trong dự phòng và điều trị SSTT; nguyên tắc chăm sóc người bị SSTT, sử dụng thuốc hiệu quả ở người SSTT… tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong cộng đồng.

Hiền Mai

Đau nửa đầu dễ nhầm với bệnh gì?

Thời tiết giao mùa, nóng lạnh thất thường là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh. Trong đó, đau nửa đầu (còn gọi là bệnh Migraine) là “thủ phạm” gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Biểu hiện của đau nửa đầu

Đau nửa đầu là một hội chứng thần kinh bắt nguồn từ hiện tượng rối loạn của hệ thống mạch máu não. Bệnh gây ra bởi nhiều nguyên nhân như mệt mỏi, stress, căng thẳng, thay đổi nồng độ hoóc môn, ăn uống không đầy đủ, thất thường... Bên cạnh đó, vấn đề thay đổi thời tiết cũng là nguyên nhân quan trọng, góp phần làm gia tăng tình trạng đau nửa đầu ở các bệnh nhân. Khi thời tiết thay đổi thất thường cũng là lúc xuất hiện những cơn nửa đầu.

Những triệu chứng điển hình: Cơn đau xảy ra ở 1 bên đầu, có thể là bên trái hoặc bên phải, hiếm khi cố định một bên. Đau thường khu trú ở vùng thái dương, trán. Đau vùng chẩm (sau gáy) thường hiếm hơn. Cơn đau kéo dài từ 4 đến 72 giờ; mức độ đau từ vừa tới nặng. Đau tăng khi vận động (có thể)… Ngoài ra người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn hoặc nôn hoặc sợ ánh sáng, sợ tiếng động, lạnh chân tay, có khi thấy các triệu chứng thoáng báo (nhìn thấy đường zích zắc, ảo giác thị giác hoặc mất thị giác tạm thời)

Ai dễ mắc bệnh đau nửa đầu?

Tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ dưới 45 tuổi cao gấp 3 lần nam giới do cơn đau nhức nửa đầu có liên hệ mật thiết đến sự thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể mà cụ thể là sự thay đổi lượng hormone sinh dục nữ estrogen. Có đến 27,43 % số phụ nữ mắc đau nhức nửa đầu có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Cơn đau dễ xuất hiện vào thời kỳ đầu tuổi dậy thì, cuối chu kỳ kinh nguyệt hay thời kì tiền mãn kinh. Bệnh giảm dần một cách rõ rệt khi mang thai và sau 60 tuổi.

Đau nửa đầu là bệnh có tính chất di truyền. Những người có cha mẹ, người thân trực hệ có triệu chứng nhức nửa đầu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đối tượng khác.

Dễ nhầm lẫn với bệnh viêm xoang

Chứng viêm xoang, đặc biệt chứng viêm xoang trán thường bị nhầm lẫn với đau nửa đầu do có nhiều biểu hiện khá giống nhau. Điển hình là tình trạng đau đầu cục bộ, kèm theo do mệt mỏi kéo dài.

Tuy nhiên, có thể phân biệt hai bệnh này bằng cách xác định vị trí của cơn đau.

Về vị trí đau, bệnh nhân đau đầu Migraine bị đau dọc 1 bên đầu, có thể là bên trái hoặc bên phải, đặt tay vào thái dương có cảm giác đau giật giật, đau theo từng nhịp mạch trong tuần hoàn máu. Trong khi đó, người bị viêm xoang đau nửa đầu thường đau ở vị trí của các xoang.

Ngoài ra, đau nửa đầu có biểu hiện đau dưới dạng là đau theo từng cơn, mỗi cơn có thể kéo dài từ 4 - 72 giờ, cường độ đau từ trung bình cho đến nặng. Tại thái dương như có mạch máu đập dưới da. Cơn đau cũng có thể tăng lên khi vận động, nhưng sau khi cơn đau qua đi người bệnh thấy nhẹ nhõm.

Trong khi đó, nếu là cơn đau do ảnh hưởng từ triệu chứng của viêm xoang thì người bệnh không đau theo cơn. Người mắc chứng viêm xoang có cơn đau kéo dài.

Điều trị đau nửa đầu thế nào cho đúng?

Để điều trị đau nửa đầu đạt được hiệu quả cao, khi cơn đau đến, cần thật bình tĩnh và thực hiện những biện pháp xử lý phù hợp. Trước hết cần giảm nhẹ cơn đau và các triệu chứng đi kèm; sau đó tìm cách ngăn chặn cơn đau tái phát.

Với cơn đau nhẹ: Những cơn đau này không quá mạnh và để giảm cường độ cơn đau, có thể dùng túi đá hoặc khăn ướt chườm lạnh lên vùng đau, chỗ động mạch đập (thái dương hoặc gáy).

Với cơn đau đầu nâng cao: Trong một số trường hợp, cường độ cơn đau quá mạnh khiến người bệnh không thể chịu đựng được, lúc này có thể sử dụng thuốc. Người bệnh cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ về sử dụng thuốc trong trong cách điều trị đau nửa đầu của mình. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng thuốc giảm đau như một cách trị đau đầu, điều này để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn do thuốc gây ra như suy gan, suy thận. Để nâng cao hiệu quả điều trị đau nửa đầu, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi trong phòng tối yên tĩnh và hít thở đều, có thể mang băng che mắt hoặc nút tai. Một giấc ngủ sâu đôi khi là cách trị đau đầu tuyệt vời nhất.

Phòng bệnh đau nửa đầu hiệu quả

Tránh yếu tố khởi phát: Nhiều nghiên cứu cho thấy, có hàng trăm yếu tố gây ra cơn đau, những yếu tố gây đau này nếu được phòng ngừa hiệu quả sẽ có tác dụng tốt trong điều trị bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh phát triển.

Có thể kể đến một số yếu tố khởi phát cơn đau thường gặp như: rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích… Một số thực phẩm có khả năng gây phát cơn như sôcôla, phomat, mì chính… Tùy theo cơ địa và kinh nghiệm của từng bệnh nhân mà tránh những loại thức ăn cụ thể và không phù hợp với quá trình phòng bệnh.

Xây dựng lối sống lành mạnh: Một lối sống tốt không những là biện pháp phòng ngừa bệnh mà còn có tác dụng tốt trong giữ gìn sức khỏe và phòng ngừa nhiều loại bệnh khác.

Không nên làm việc quá căng thẳng, nghỉ ngơi khi cần và tốt nhất là nên rèn luyện vận động thường xuyên sẽ là cách phòng bệnh dễ dàng và có hiệu quả cao.

Giấc ngủ cũng là yếu tố quan trọng để phòng bệnh hiệu quả. Một giấc ngủ sẽ giúp các tế bào trong cơ thể được nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng và cân bằng nội tiết tố. Để phòng bệnh, nên duy trì một thời gian ngủ hàng ngày hợp lý và có giờ giấc cụ thể. Chế độ dinh dưỡng phù hợp và ăn uống điều độ đúng giờ giấc cũng sẽ giúp phòng bệnh hiệu quả.

Bác sĩ Phương Thảo

Bệnh nào nổi bật vào mùa hè thu?

Trong khi, ở một số khu vực, nhiệt độ có thể tăng lên đến gần 40 độ C và một số bệnh mùa hè là không thể tránh khỏi. Tất cả chúng ta đều nhận thức có một số bệnh nổi bật hơn trong những mùa nhất định so với những mùa khác. Ví dụ, cảm lạnh, cúm và ho là các bệnh thông thường vào mùa đông; sốt xuất huyết và tiêu chảy thường gặp vào mùa hè và chớm thu.

Bạn phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để chống các bệnh mùa hè ngay cả khi bạn nghĩ mình đang khỏe mạnh. Bài viết tập trung giới thiệu một số bệnh mùa hè thu thông thường để phòng ngừa.

1. Ngộ độc thực phẩm:

Nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm là tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Thực phẩm và nước bị ô nhiễm bởi vi khuẩn, virut, chất độc và hóa chất, xâm nhập vào cơ thể người, gây ra viêm dạ dày ruột, buồn nôn, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Thịt cá sống, thực phẩm được bán bởi những người bán hàng bên lề đường, và nước bị ô nhiễm là những thực phẩm dễ mang mầm bệnh và gây bệnh.

2. Đột quỵ vì nhiệt:

Nếu vào một ngày hè nóng nực, bạn gặp nhức đầu, khô da, đau bụng, suy nhược, nôn mửa, nhịp tim tăng, thở nông, có thể bạn đang bị một cơn đột quỵ nhiệt. Dấu hiệu đầu tiên của cơn đột quỵ nhiệt là chóng mặt, và thường được theo sau là một loạt các triệu chứng khác như buồn nôn, co giật… Trong trường hợp nặng có thể dẫn đến hôn mê. Để ngăn ngừa đột quỵ vì nóng, các bác sĩ khuyên không làm việc quá sức vào mùa hè, tránh nóng và sử dụng các thiết bị che nắng và làm mát cơ thể.

Trong mùa hè và chớm thu, nên phòng ngừa đột quỵ, bỏng da do nắng và ngộ độc thực phẩm

3. Bỏng da do ánh nắng:

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài làm dễ xâm nhập tia tử ngoại vào cơ thể. Trong những ngày hè nóng bức khi người ta tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài, da có thể đỏ, khô, ngứa và nứt nẻ. Nếu các tế bào da bị cháy quá nhiều, có thể xuất hiện vết rộp trên da và có thể bong da khô / da chết. Cách tốt nhất để ngăn ngừa cháy da do nắng là sử dụng kem chống nắng và có biện pháp ngăn ngừa để giữ độ ẩm của da.

4. Nổi ban da:

Vào mùa hè, nổi ban da là vấn đề phổ biến ở trẻ em và người lớn. Điều này thường xảy ra khi một người đổ mồ hôi quá nhiều. Mồ hôi tích tụ trong quần áo và cọ xát liên tục hoặc mang quần áo đẩm ướt mồ hôi trong một thời gian kéo dài gây ngứa và dẫn đến nổi ban da. Da đỏ, khô, kích ứng là những dấu hiệu có thể nhìn thấy nổi mẩn trên da.

5. Sốt xuất huyết:

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virut sau đó truyền bệnh cho người lành. Bệnh thường gặp vào mùa hè. Triệu chứng nhận biết bệnh sốt xuất huyết như sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, nổi mẩn, phát ban. Nặng có thể chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đau bụng, tụt huyết áp, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong. Bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh hiệu quả là diệt muỗi, diệt bọ gậy và phòng muỗi đốt.

6. bệnh tay chân miệng:

Bệnh tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua đồ dùng, vật dụng bị nhiễm virut từ dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh. Bệnh thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng, lợi, lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Khuyến cáo nên uống nhiều nước và có thể dùng thuốc để điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau và thuốc bổ.

7. Thủy đậu:

Thủy đậu là một trong những bệnh phổ biến nhất vào mùa hè. Những người mắc bệnh tiểu đường, ung thư, huyết áp, HIV, lao, dùng thuốc steroid kéo dài hoặc những người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu. Các triệu chứng thông thường của thủy đậu bao gồm nổi mụn nước tạo vảy, da ngứa, đỏ, sốt cao, ăn mất ngon và nhức đầu, bệnh thường kéo dài hơn một tuần.

8. Thương hàn:

Một trong những bệnh thông thường vào mùa hè là bệnh thương hàn. Thông qua đường tiêu hóa, bệnh lan truyền cho những người khỏe mạnh. Bệnh lan truyền khi vi khuẩn Salmonella typhi xâm nhập vào đường tiêu hóa. Nguồn thực phẩm và nguồn nước bị ô nhiễm trở thành nơi sinh sản cho vi khuẩn dẫn đến sự bùng nổ bệnh khi ăn uống bị nhiễm bẩn. Các triệu chứng của thương hàn bao gồm: suy nhược, ăn mất ngon, mệt mỏi, đau vùng bụng, sốt cao. Chủng ngừa vắc xin để phòng ngừa thương hàn. Trong quá trình tiêm chủng, vi khuẩn yếu được tiêm vào cơ thể để tạo miễn dịch.

9. quai bị:

Quai bị là một bệnh bệnh truyền nhiễm khác hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây nhiễm trong tự nhiên và lây truyền khi tiếp xúc với người ho hay nhảy mũi. Một số triệu chứng có thể gặp là: sưng tuyến nước bọt, đau cơ, sốt, nhức đầu, ăn mất ngon và yếu người. Để ngăn ngừa, bác sĩ đề nghị tiêm vắc xin phòng bệnh.

Phòng ngừa bệnh mùa hè, chớm thuLý do chính đằng sau sự bùng phát của dịch bệnh vào mùa hè là do sự hiện diện của điều kiện thời tiết thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút và các ký sinh trùng khác sinh sôi phát triển. Dưới đây là những lời khuyên bảo vệ sức khỏe để chống lại bệnh tật vào mùa hè và chớm thu:1. Cố gắng tránh các hoạt động ngoài trời trong những giờ nắng nóng cao điểm.2. Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp và tránh ở trong những khu vực đông đúc.3. Tăng lượng nước hoặc lượng chất lỏng để tránh mất nước.4. Sử dụng kem chống nắng để tránh làm hư hại da.5. Tránh thức ăn ven đường hoặc nước bị ô nhiễm.6. Tăng tiêu thụ trái cây và rau.7. Mang mũ rộng vành để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.8. Ưu tiên mặc quần áo rộng thông thoáng, nên tránh mặc quần áo màu tối vì dễ tăng hấp thụ nhiệt.9. Giữ cơ thể của bạn lành mạnh và sạch sẽ.10. Mùa hè là thời gian tuyệt vời để thưởng thức những kỳ nghỉ và dành thời gian với gia đình, bạn bè để thư giãn.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(tham khảo lalpathlabs)

Cảnh giác trước thông tin giả sức khỏe

Có một bác sĩ kể câu chuyện khá chua chát như sau: một bệnh nhân nữ bị đái tháo đường hơn 8 năm, nhờ ông chữa mà đường huyết 3 năm nay rất ổn. Lần tái khám gần đây, đột nhiên đường huyết tăng vọt. Bà khẳng định vẫn uống thuốc, tập thể dục đều đặn và không thay đổi chế độ ăn. Gặng hỏi mãi thì bà mới rụt rè cho biết: “Thú thật với bác sĩ, hai tháng nay, mỗi ngày tôi ăn thêm nửa quả dưa hấu vì con tôi xem trên mạng thấy có người bảo trong dưa hấu có chất trị được bệnh đái tháo đường”! (Bà đâu biết rằng trong dưa hấu ăn ngọt như thế là chứa nhiều đường).

Ai có dùng Facebook chắc không lạ với những thông tin có thể gây hại. Kiểu như bệnh nhân bị đột quỵ lại có lời khuyên, thay vì đưa đến ngay bệnh viện, người nhà mất thời gian chích máu 10 đầu ngón tay và cạy miệng đổ nước gừng(!). Hay thông tin của nhóm “phản đối chủng ngừa” (anti-vaccination movement) nhan nhãn trên mạng gần đây với những lập luận quá ư… khôi hài đối với giới chuyên môn là bác sĩ. Cần nhắc lại, chính nhờ thành tựu của chủng ngừa, rất nhiều con em của chúng ta thoát được sự hành hạ của các bệnh truyền nhiễm. Cụ thể, Việt Nam đã thanh toán bại liệt vào năm 2000, đạt mục tiêu loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005, tỉ lệ mắc hầu hết là các bệnh có thuốc chủng phòng (vắcxin) trong “Chương trình tiêm chủng mở rộng” đều giảm qua các năm. Tất cả những điều vừa kể có nguy cơ bị phá vỡ từ việc “từ chối tiêm chủng” do sự tin quá đổi vào thông tin giả sức khỏe trên mạng.

Cảnh giác trước thông tin giả sức khỏeMạng xã hội tạo ra những hệ lụy không thể xem thường

Cũng trên mạng xã hội, thời gian gần đây “bùng nổ” những thông tin chia sẽ, và cả những ý kiến nhiều chiều về việc hướng dẫn dùng những bài thuốc dân gian (bao gồm cả thuốc nam, thuốc bắc, thuốc thảo dược theo công thức của người dân tộc...) , những bài thuốc đặc trị chưa được kiểm chứng, và cả những phương pháp trị liệu... cho các bệnh thông thường cho đến bệnh nan y như ung thư.

Dẫu những thông tin lan truyền trên mạng xã hội không có giá trị về mặt y khoa nhưng người ta hết hồn vì số lượt thích (like), chia sẻ (share), nhận xét (comment) lên đến hàng ngàn hàng ngàn.

Đối với các nhà chuyên môn y dược như bác sĩ, dược sĩ, phải luôn dựa trên quan điểm “y học thực chứng” hay “y học có chứng cứ” (evidence-based medicine, viết tắt EBM) trong thực hành y dược, tức phải biết chọn công cụ tìm tin hữu hiệu để tìm đúng thông tin trị liệu bằng thuốc đáng tin cậy. Các nhà điều trị được đào tạo để dùng thuốc hay một phương thức trị liệu nào đó, chỉ khi thuốc hay phương thức trị liệu thật sự đã trải qua những nghiên cứu gọi là thử nghiệm lâm sàng (tức thử trên người) khoa học đúng bài bản. Vì sức khỏe và tính mạng người bệnh, họ không dùng một cách tùy tiện những bài thuốc dân gian (bao gồm cả thuốc nam, thuốc bắc, thuốc thảo dược theo công thức của người dân tộc...), những bài thuốc đặc trị chưa được kiểm chứng, và cả những phương pháp trị liệu ... cho các bệnh thông thường cho đến bệnh nan y như ung thư, nếu như họ không tìm thấy chứng cứ (tài liệu khoa học, các bài báo khoa học đáng tin cậy…) cho thấy việc dùng đó thật sự có lợi ích cho người bệnh.

Ở đây, xin có đôi điều nói về các bài thuốc dân gian. Các bài thuốc dân gian là kinh nghiệm dùng thuốc của người xưa truyền lại. Chính nhờ có các bài thuốc dân gian mà các sách thuốc cổ mới được xây dựng, nhằm đúc kết, hệ thống hóa lại. Tuy nhiên, có một nhược điểm đối với các bài thuốc dân gian là do truyền miệng, từ người này sang người khác, từ đời này sang đời khác, đưa đến việc “tam sao thất bổn”. Do đó, xen lẫn những bài thuốc là kinh nghiệm đưa đến hiệu quả có tác dụng trị bệnh thật sự, vẫn có những bài thuốc là kinh nghiệm đã bị thổi phồng thật ra không hiệu quả, thậm chí dựa vào mê tín, thần bí hóa. Trong ngành Dược nước ta hiện nay có đặt ra một nhiệm vụ là sưu tầm, phát hiện các bài thuốc dân gian để kiểm tra thật giả, tốt xấu, thậm chí nghiên cứu về mặt khoa học, thử nghiệm lâm sàng nhằm chọn ra các bài thuốc dân gian có giá trị, bổ sung vào vốn y học cổ truyền của nước ta. Ta cần cảnh giác với các bài thuốc dân gian lan truyền trên mạng hiện nay, được đề cao thái quá chữa được ung thư là không đáng tin cậy.

Ta cần ghi nhớ, dược phẩm luôn gắn liền với kinh doanh, không loại trừ nhiều thông tin về dược phẩm đã “bị nhiễu” chỉ vì mục đích lợi nhuận.

Đối với người dân thường nói chung, xin có lời khuyên đừng bao giờ dùng thông tin trên internet hay theo lời mách bảo để tìm cách chẩn đoán bệnh và tự chữa bệnh. Nhiều người mỗi khi lo lắng về sức khỏe của mình là cứ vào mạng để tìm bệnh, thấy trường hợp nào giống như các triệu chứng mình có là cứ y như toa thuốc trên mạng mua về sử dụng, không cần đến bác sĩ. Việc tự vào các địa chỉ mạng để tìm thuốc thích hợp (“thích hợp” do đã được quảng cáo rất nghệ thuật nhằm nghe xuôi tai, chiều nào cũng lọt), rồi mua thuốc trên mạng hoặc đến nhà thuốc mua về tự uống, thậm chí mua theo lối rỉ tai, chuyền tay là rất nguy hiểm.

PGS.TS.DS. NGUYỄN HỮU ĐỨC

Chuyển mùa, bệnh hen suyễn dễ xuất hiện

Tại sao bị bệnh hen?

Ở trẻ em, bệnh hen được gọi là viêm phế quản co thắt hay hen phế quản. Người trưởng thành, bệnh hen được gọi là hen suyễn hoặc hen. Bệnh hen có thể bị mắc từ lúc còn rất nhỏ - “hen sữa”. Có nhiều trường hợp càng lớn lên bệnh càng thuyên giảm và hết hẳn nhưng cũng có trường hợp bệnh không dứt điểm bao giờ và cũng có trường hợp lúc nhỏ không bị hen suyễn nhưng về già lại mắc chứng bệnh này. Yếu tố cơ địa dị ứng là nguyên nhân hàng đầu của bệnh hen. Lý do là khi cơ thể gặp các dị ứng nguyên (chất lạ đối với cơ thể) hoặc các loại có tính chất kích ứng, sẽ gây nên phản ứng dị ứng, tức là bị lên cơn hen, trong đó có liên quan đến thời tiết thay đổi đột ngột, lạnh, ẩm ướt, gió mùa Đông Bắc, áp thấp nhiệt đới. Vì vậy, ở người có cơ địa dị ứng (viêm mũi dị ứng, bệnh mề đay, bệnh viêm da dị ứng, bệnh tổ đĩa, bệnh chàm, bệnh exzema) thường mắc bệnh hen.

Một số vi sinh vật (vi khuẩn, virút, vi nấm) cũng có thể là dị ứng nguyên kích thích cơ thể gây hen, đặc biệt là một số ký sinh trùng (mò, mạt, nấm mốc, giun đũa). Hen còn có thể do tác động của khói, bụi, hóa chất (khói bếp, khói thuốc lá, khói công nghiệp, hóa chất độc hại) hoặc lông chó, mèo… Một số thực phẩm cũng có thể kích thích gây nên cơn hen hoặc làm cho bệnh hen tăng lên khi ăn (tôm, cua, mắm tôm). Ngoài ra, một số thuốc điều trị bệnh khớp thuộc nhóm không steroid có tác dụng phụ là gây bệnh hen hoặc làm cho bệnh hen tăng lên (aspirin, diclofenac, piroxicam…) hoặc thuốc điều trị tăng huyết áp (atenolol…). Hen có thể do di truyền, nếu bố hoặc mẹ bị hen, các con có thể bị hen (25 - 30% nguy cơ con mắc bệnh); nếu cả bố và mẹ bị mắc bệnh hen, có từ 50 - 60% nguy cơ con mắc bệnh.

Biểu hiện của bệnh

Triệu chứng điển hình nhất của hen là ho và khò khè. Ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra nhất là lúc thời tiết chuyển mùa, nóng, lạnh đột ngột, ẩm ướt. Ho thường xuất hiện cả ngày lẫn ban đêm nhưng ban đêm thường xảy ra nặng hơn, dồn dập hơn. Ho thường ho là ho khan, ho từng tiếng một. Đối với NCT, ho thường là dấu hiệu đầu tiên của cơn hen bắt đầu xuất hiện. Thông thường bệnh nhân hen có kèm theo viêm đường hô hấp trên (viêm mũi dị ứng, viêm họng), cho nên ho của bệnh hen rất dễ nhầm với ho do mắc các bệnh hô hấp khác. Tuy vậy, có một số bệnh nhân bị hen chỉ có biểu hiện duy nhất là ho, đặc biệt là nửa đêm về sáng.

Đi đôi với ho là triệu chứng khò khè do co thắt phế quản. Tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Khò khè xảy ra cả ban ngày, cả ban đêm nhưng ban đêm thường diễn biến nặng hơn, dồn dập hơn, đặc biệt là mưa nhiều, lạnh, ẩm ướt, gió mùa đông bắc tràn về. Khi thấy cơn hen xuất hiện cần cảnh giác với cơn hen ác tính, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng

Tăng xuất tiết cũng thường gặp ở người hen cho nên có rất nhiều đờm. Người bệnh luôn cảm thấy nặng ngực (cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt) và khó thở (khó thở ra) do phế quản bị co thắt. Khó thở thường hay bị tái phát nhiều lần.

Trong trường hợp bị bội nhiễm đường hô hấp, có thể có sốt, vì vậy, bệnh trở nên nặng hơn, thậm chí nguy kịch hơn, đặc biệt là NCT sức yếu.

Đặc điểm của hen là các triệu chứng chỉ xảy ra trong cơn hen, ngoài cơn hen, ho, khó thở, khò khè, người bệnh trở về bình thường.

Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh

Mùa lạnh đang đến, người bị hen cần hết sức cảnh giác đề phòng cơn hen ác tính xảy ra. Vì vậy, cần dùng thuốc thường xuyên theo đơn của bác sĩ khám bệnh cho mình, đặc biệt là thuốc xịt họng cắt cơn hen và phòng cơn hen. Với NCT bị hen, các loại thuốc này thường xuyên phải có ở ngay bên mình (ngay đầu giường nằm hoặc trong túi xách, cặp khi ra khỏi nhà). Tuy nhiên, dùng loại thuốc nào có lợi cho người bệnh cần có chỉ định của bác sĩ khám bệnh, người bệnh không nên tự mua thuốc để điều trị cho bản thân mình hoặc điều trị cho người nhà của mình. Khi bệnh hen đã được kiểm soát, người bệnh nên khám định kỳ, khoảng từ 1 - 3 tháng/1 lần. Tuy vậy, khi người bệnh không đáp ứng được thuốc giãn phế quản, khó thở tăng lên, bệnh diễn biến nặng lên cần đi bệnh viện ngay.

PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

10 cách giúp thanh lọc phổi tự nhiên hiệu quả

10 cach giup thanh loc phoi

Ở những người hút thuốc lá, thường xuyên tiếp xúc các chất độc hại và đó là nguyên nhân gây các bệnh đường hô hấp, các bệnh mãn tính như ung thư... Dưới đây là 10 thực phẩm tự nhiên giúp làm sạch phổi ở những người hút thuốc lá.

Bưởi

Trong bưởi chứa lượng lớn chất chống oxy hóa giúp cải thiện chức năng các tế bào trong cơ thể. Ở những người hút thuốc lá thường xuyên, nếu có thói quen dùng bưởi hàng ngày sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư , các bệnh lý liên quan đến phổi.

Tỏi

Tỏi là một trong những gia vị thường có mặt trong bữa ăn hàng ngày. Trong tỏi chứa lượng lớn lưu huỳnh có tác dụng chống viêm và các chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ phổi. Ăn tỏi sống giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính ở những người hút thuốc lá chủ động cũng như thụ động.

10 cach giup thanh loc phoi - co xa huong

Cỏ xạ hương

Trong cỏ xạ hương có chứa các hoạt chất có tác dụng tốt cho đường hô hấp và được xem như phương thuốc tự nhiên giúp giảm sung huyết phổi. Ngoài ra còn có đặc tính kháng sinh vì vậy tác dụng tốt cho những trường hợp nhiễm khuẩn phổi.

Rau kinh giới

Đây là loại thảo dược mà người hút thuốc lá không nên bỏ qua. Trong kinh giới chứa lượng lớn carvacrol và acid rosmarinic có tác dụng tốt đối với đường hô hấp, ngoài ra giúp giảm cảm giác khó thở và các độc tố dư thừa tích tụ ở đường hô hấp. Loại rau này là một loại thuốc thông mũi tự nhiên, giúp hệhô hấphoạt động tốt hơn.

thanh loc phoi, 10 cach giup thanh loc phoi - gung

Gừng

Gừng có tính kháng sinh, có tác dụng chống viêm và có tác dụng tốt đối với đường hô hấp. Gừng có tác dụng giãn các mạch máu, loại bỏ chất nhầy ở các nhánh khí phế quản. Nhai một miếng gừng tươi mỗi ngày giúp thông đường hô hấp và giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi phổi.

Cà rốt

Cà rốt thường có mặt trong các bữa ăn hàng ngày, chứa lượng lớn vitamin A, C, E, K. Để «vô hiệu hóa» tác dụng của nicotin và những chất độc có trong thuốc lá, tốt nhất nên dùng cà rốt « sống ».

Bạch đàn (tinh dầu)

Bạch đàn là một trong những cây có tác dụng tốt đối với phổi, đường hô hấp. Có nguồn gốc từ Úc, đây là một trong cây thuốc có từ lâu đời, có tác dụng giảm kích ứng đường hô hấp, loại bỏ chất nhầy làm tắc nghẽn khoang mũi. Ngoài ra còn dùng trong các trường hợp cúm và cảm lạnh.

Bạc hà

Trong bạc hà có chứa các hoạt chất có tác dụng chống viêm. Kẹo bạc hà, lá dùng để xông hơi… là những cách tuyệt vời giúp thanh lọc phổi.

Nước ép nha đam

Nước ép nha đam có chứa những hoạt chất mạnh có tác dụng thanh lọc phổi. Để tăng thêm hương vị của nước ép này, bạn có thể thêm mật ong và vài giọt nước cốt chanh.

Rễ cam thảo

Trong rễ cam thảo có chứa các chất chống viêm, thông mũi và làm dịu…giúp giải độc phổi và các triệu chứng của đường hô hấp.

Cuối cùng, điều quan trọng là cần kết hợp các cách trên cùng với ý chí bỏ thuốc lá. Tuy nhiên để làm điều này không dễ chút nào nhất là thời gian đầu, vì vậy cần sự quyết tâm của bản thân và dần dần sẽ đạt kết quả như mong muốn, bạn sẽ có một lá phổi khỏe mạnh và ngăn ngừa các căn bệnh nguy hiểm trong tương lai.

Bs Ái Thủy

(theo Amelioreta Sante)